Dân sựHỏi đáp pháp luật

Di chúc có hiệu lực bao nhiêu năm?

Quy định về thời hạn hiệu lực di chúc
68

Quy định về thời hạn hiệu lực di chúc

Di chúc là văn bản pháp lý thể hiện ý chí của một người trước khi mất để lại tài sản cho những người thân thích. Tuy nhiên, vì không nắm rõ quy định của pháp luật do vậy nhiều người không biết di chúc có hiệu lực pháp luật khi nào. Bài viết này Hoatieu.vn sẽ chia sẻ cho bạn di chúc có hiệu lực bao nhiêu năm.

1. Điều kiện để di chúc có hiệu lực pháp luật

Di chúc có hiệu lực pháp luật khi và chỉ khi nó đủ các điều kiện là một di chúc hợp pháp tại Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 bao gồm:

Di chúc có hiệu lực bao nhiêu năm?

2. Mẫu di chúc

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________________________

DI CHÚC

Hôm nay, ngày ……..tháng ……… năm ………., vào lúc……. giờ ………phút, tại …………

Họ và tên tôi là: ………………………………………………………………………………….

– Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………….
– Chứng minh nhân dân số:……….…………Nơi cấp: …………………………………
cấp ngày …………… tháng ……… năm ……………
– Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………………………

Trong trạng thái tinh thần minh mẫn, sáng suốt, tôi lập Di chúc này như sau:
Tôi là chủ sở hữu khối tài sản gồm:
1………………………………………………………………………………………………………..
2……………………………………………………………………………………..…..
3……………………………………………………………………………………..…..
Các giấy tờ, chứng từ sở hữu được cơ quan có thẩm quyền cấp gồm:

………………………………………………………………………………………………………….
Nay tôi lập Di chúc để định đoạt tài sản của tôi nêu trên như sau:
Sau khi tôi qua đời

Họ và tên Ông (Bà)……………………………………………………………………………..
Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………………………………..
Chứng minh nhân dân số:………..………Nơi cấp: ………………………………..cấp
ngày ……… tháng ……… năm ……………………………………………………………..
Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………………………
sẽ được thừa hưởng toàn bộ di sản thừa kế thuộc sở hữu của tôi, như đã nêu trên, do tôi để lại.
Tôi không để lại di sản thừa kế của tôi nêu trên cho bất cứ ai khác.

(Trong trường hợp có chỉ định người thừa kế thực hiện nghĩa vụ, thì phải ghi
rõ họ tên của người này và nội dung của nghĩa vụ).

Để làm chứng cho việc tôi lập Di chúc, tôi có mời hai nhân chứng là:

Họ và tên: …………………………………………………………………………………………
Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………….. ………
Chứng minh nhân dân số:……………Nơi cấp: ………………………………………cấp
ngày ……………tháng ……….. năm ……………………………………………………
Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………………………

Họ và tên: …………………………………………………………………………………………
Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………………………….……
Chứng minh nhân dân số:………….………Nơi cấp: …………………………………..cấp
ngày ……………tháng ……….. năm …………………………………………………….
Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………………………

Hai nhân chứng kể trên là do tôi tự lựa chọn và mời đến, họ không thuộc những người thừa kế theo Di chúc hoặc theo pháp luật của tôi, không phải là người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung Di chúc, họ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

Di chúc đã được lập xong hồi………ngày………tháng…….năm…….Đã thể hiện đúng theo ý chí, nguyện vọng của tôi, tôi không sửa đổi hoặc thêm bớt điều gì.

Di chúc được lập thành…………………. bản, mỗi bản…………trang./.

………………….., ngày … tháng … năm ……

Nhân chứng 1 Nhân chứng 2 Người lập Di chúc
(Ký và ghi rõ họ và tên) (Ký và ghi rõ họ và tên) (Ký và ghi rõ họ và tên)

Di chúc có hiệu lực bao nhiêu năm?

3. Một số câu hỏi liên quan đến hiệu lực di chúc

3.1 Di chúc có hiệu lực pháp luật khi nào?

Theo quy định tại Điều 643 Bộ luật dân sự năm 2015 thì di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. Trong đó, thời điểm mở thừa kế được xác định là thời điểm người có tài sản chết hoặc Tòa án tuyên người có tài sản là đã chết.

Do vậy, di chúc có hiệu lực pháp luật khi người có tài sản để lại di chúc chết hoặc Tòa án tuyên họ đã chết.

3.2 Di chúc vô hiệu khi nào?

Theo quy định Điều 643 Bộ luật dân sự 2015 thì di chức vô hiệu toàn bộ hoặc một phần khi:

Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.

3.3 Di chúc có cần công chứng không?

Theo quy định của pháp luật thì không bắt buộc di chúc phải công chứng, chứng thực. Di chúc có thể thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau như bằng miệng hoặc bằng văn bản.

Di chúc muốn có tính pháp lý cao nhất thì bạn nên lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc tại Ủy ban nhân dân xã, phường để công chứng, chứng thực.

3.4 Di chúc có hiệu lực trong bao lâu?

Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 thì hiệu lực của di chúc được quy định như sau:

Điều 623. Thời hiệu thừa kế

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó

….

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, pháp luật không quy định di chúc có hiệu lực là bao lâu. Tuy nhiên, nếu muốn được hưởng di sản thừa kế thì bạn phải có yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình trong vòng 10 năm kể từ khi người có tài sản mất.

3.5 Luật di chúc?

Hiện nay, theo quy định pháp luật hiện hành thì chúng ta chưa có luật nào là Luật di chúc. Các bạn muốn tìm hiểu quy định của pháp luật về quy định liên quan đến di chúc thì có thể đọc Bộ luật dân sự 2015 để hiểu rõ hơn.

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Mẫu di chúc viết tay, cách viết di chúc từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm