Dân sựHỏi đáp pháp luật

Đổi họ cho con sang họ cha dượng được không?

Thủ tục đổi họ cho con
42

Thủ tục đổi họ cho con

Đổi họ cho con sang họ cha dượng được không? Đây chắc là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Khi bố mẹ li hôn, người mẹ đi bước nữa thì có được đổi họ cho con sang họ của người chồng mới hay không.

1. Đổi họ cho con sang họ cha dượng được không?

Quyền đổi họ cho con được quy định tại điều 27 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, cá nhân có quyền yêu cầu thay đổi họ, cụ thể:

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;

b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;

c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;

d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;

đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;

g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;

h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

Đổi họ cho con sang họ cha dượng được không?

=> Không được thực hiện việc đổi họ cho con sang họ cha dượng.

2. Đổi họ cho con sang họ cha dượng

Muốn đổi họ cho con sang họ cha dượng thì phải làm thế nào?

Để thực hiện việc đổi họ cho con sang họ cha dượng thì cha dượng có thể nhận con riêng của vợ làm con nuôi sau đó thực hiện việc đổi họ theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 27 BLDS nêu trên: Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi.

Quy định về độ tuổi nhận con nuôi tại điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 như sau:

1. Trẻ em dưới 16 tuổi

2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi

Hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi:

Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi:

3. Thủ tục thay đổi họ tên bố trong giấy khai sinh của con

Thủ tục thay đổi họ tên trong giấy khai sinh được thực hiện thế nào?

Theo quy định tại điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP:

Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.

=> Để thay đổi họ tên bố trong giấy khai sinh của con phải có tờ khai thể hiện sự đồng ý của cả bố và mẹ, con từ đủ 9 tuổi thì phải có sự đồng ý của con

=> Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch

4. Mẫu đơn xin đổi họ cho con

Các bạn có thể tải mẫu tờ khai cải chính hộ tịch tại bài: Mẫu tờ khai đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Đổi họ cho con sang họ cha dượng được không? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm