Chế tài xử lý hành vi đánh nhau
Đánh nhau đang ngày một phổ biến trong lứa tuổi học sinh. Vậy đánh nhau bị phạt thế nào? Học sinh đánh nhau bị xử lý ra sao?
Trong bài viết “Hành vi đánh nhau bị xử phạt như thế nào?”, Hoatieu.vn xin giải đáp thắc mắc liên quan hình thức xử phạt hành vi đánh nhau theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Dân sự 2015 và các luật liên quan khác.
1. Thế nào là hành vi đánh nhau?
Đánh nhau là hành vi dùng vũ lực tác động vào cơ thể người khác, có thể gây thương tích hoặc không
2. Mức xử phạt hành chính về hành vi đánh nhau
Hành vi đánh nhau không gây các tỉ lệ thương tích được quy định trong Bộ luật hình sự thì không bị xem là tội phạm và sẽ bị xử phạt hành chính
Hành vi đánh người khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định, cụ thể:
Hành vi | Mức phạt |
Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác | 100.000 đồng đến 300.000 đồng |
Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau | 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng |
Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ | 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng |
3. Xử phạt hành vi đánh người
Đánh nhau bị phạt thế nào?
Hành vi đánh người có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự
Nếu không đủ cấu thành tội phạm thì bị xử phạt hành chính theo mục 2 như trên
Nếu đủ cấu thành tội phạm, hành vi này có thể cấu thành tội:
Tội này được quy định tại điều 134 Bộ luật Hình sự 2015: tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp tại khoản 1 điều 134 thì sẽ bị khởi tố tội cố ý gây thương tích
Người có hành vi đánh nhau có thể chịu các hình phạt: cải tạo không giam giữ, phạt tù
Tội này được quy định tại điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 với các hình phạt:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
– Cải tạo không giam giữ
– Phạt tù
Bên cạnh đó, bị hại trong các vụ đánh nhau có thể khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại với các mức bồi thường tại điều 590 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
4. Học sinh đánh nhau bị phạt thế nào?
Học sinh là đối tượng chưa thành niên (dưới 18 tuổi), với đối tượng này thì pháp luật có những quy định riêng
Nếu người đó bị xử phạt hành chính + yêu cầu bồi thường thiệt hại thì những khoản bồi thường này sẽ do bố mẹ của người chưa thành niên đánh nhau bồi thường
Nếu hành vi đánh nhau đó là tội phạm thì tùy độ tuổi mà chế độ truy cứu trách nhiệm hình sự cũng khác nhau
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác
=> Sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự (có án tích) nhưng không bị áp dụng hình phạt tù. Tuy nhiên có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục hậu quả, và bị áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục tại mục 2 chương XII BLHS 2015 (giáo dục tạ xã, phường, thị trấn…)
Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều tại khoản 2 điều 12 BLHS 15
=> Sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự (không có án tích)
Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho độc giả quy định pháp luật liên quan hành vi “Đánh nhau”. Mời các bạn tham khảo thêm các bài liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật