Dân sựHỏi đáp pháp luật

Hiệu trưởng là công chức hay viên chức?

Chức danh nghề nghiệp của hiệu trưởng, hiệu phó
152

Chức danh nghề nghiệp của hiệu trưởng, hiệu phó

Từ 01/7/2020, Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức, viên chức 2019 (Luật sửa đổi) có hiệu lực pháp luật, thay đổi một số quy định về công chức, viên chức. Theo đó, hiệu trưởng là công chức hay viên chức?

1. Công chức là gì?

Khoản 2 điều 1 Luật sửa đổi quy định: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước

2. Viên chức là gì?

Theo quy định tại điều 2 Luật Viên chức 2010, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

3. Hiệu trưởng là công chức hay viên chức?

Hiệu trưởng là công chức hay viên chức?

Theo khái niệm tại mục 1 bài này đưa ra, hiệu trưởng không còn là công chức mà là viên chức quản lý theo quy định tại Nghị định 115/2020/NĐ-CP.

Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý

4. Hiệu phó là công chức hay viên chức?

Tương tự như hiệu trưởng, hiệu phó không phải là công chức mà là viên chức quản lý.

5. Chế độ với hiệu trưởng, hiệu phó khi không còn là công chức

Đối với hiệu trưởng, hiệu phó – người đang giữ chức danh nghề nghiệp công chức mà sau ngày 01/7/2020 không còn là công chức thì hưởng chế độ như thế nào?

Theo quy định tại Luật sửa đổi thì những người này sẽ tiếp tục được hưởng chế độ, chính sách và áp dụng các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức cho đến hết thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ đang đảm nhiệm, tức là sẽ được hưởng các chế độ như đối với công chức cho đến khi hết thời hạn bổ nhiệm chức vụ đó.

6. Quy định của pháp luật về công chức, viên chức

Các vấn đề về tuyển dụng, hồ sơ thi viên chức, công chức đều được pháp luật quy định rõ ràng. Để biết cụ thể các quy định này, mời các bạn tham khảo bài: Công chức là gì? Viên chức là gì?

7. Chế độ phụ cấp đối với hiệu trưởng, hiệu phó

Ngoài các chế độ phụ cấp như với giáo viên (phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thu hút, phụ cấp thâm niên), hiệu trưởng, hiệu phó còn được hưởng phụ cấp lãnh đạo tại Thông tư 33/2005/TT-BGD&ĐT:

Số thứ tự

Cơ sở giáo dục

Chức vụ lãnh đạo

Hệ số phụ cấp

Ghi chú

1

Trường trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề

– Hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

– Phó hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

0,80

0,70

0,60

0,60

0,50

0,40

– Trưởng khoa, phòng, ban, xưởng và tổ bộ môn trực thuộc trường và tương đương.

– Phó trưởng khoa, phòng, ban, xưởng và tổ bộ môn trực thuộc trường và tương đương.

– Tổ trưởng tổ bộ môn trực thuộc khoa.

– Tổ phó tổ bộ môn trực thuộc khoa

0,35

0,25

0,20

0,15

Áp dụng chung cho tất cả các trường THCN và trường DN

2

Trường trung học phổ thông

– Hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

– Phó hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

0,70

0,60

0,45

0,55

0,45

0,35

Trường chuyên biệt tỉnh hưởng như trường hạng I

– Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

– Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

0,25

0,15

3

Trường trung học cơ sở

– Hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

– Phó hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

0,55

0,45

0,35

0,45

0,35

0,25

Trường chuyên biệt huyện hưởng như trường hạng I

– Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

– Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

0,20

0,15

4

Trường tiểu học

– Hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

– Phó hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

0,50

0,40

0,30

0,40

0,30

0,25

– Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

– Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

0,20

0,15

5

Trường mầm non

– Hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

– Phó hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

0,50

0,35

0,35

0,25

Để biết thêm về các chế độ phụ cấp, mời các bạn tham khảo bài viết: Bảng lương giáo viên vùng khó khăn

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Hiệu trưởng là công chức hay viên chức? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong mục Dân sự của phần Hỏi đáp pháp luật.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm