Hình sựHỏi đáp pháp luật

Học sinh đánh nhau bị phạt thế nào 2021?

Mức phạt học sinh đánh nhau
93

Mức phạt học sinh đánh nhau

Hiện tượng đánh nhau đang ngày một phổ biến, rầm rộ trong trường học. Vậy chế tài xử lý đối với trường hợp học sinh đánh nhau là gì?

Trong bài viết này, Hoatieu.vn xin gửi đến các bạn câu trả lời của câu hỏi “Học sinh đánh nhau bị phạt thế nào?” theo quy định của Bộ luật hình sự 2015, thông tư 32/2020/TT-BGDĐT và các văn bản pháp luật liên quan khác.

Học sinh đánh nhau bị phạt thế nào?

1. Học sinh đánh nhau bị phạt thế nào?

Trẻ đánh nhau gây thương tích pháp luật xử lý như thế nào? chắc hẳn là câu hỏi khiến nhiều người đau đầu vì những quy định với lứa tuổi chưa thành niên

Hành vi đánh nhau này có thể cấu thành tội Cố ý gây thương tích quy định tại điều 134 BLHS 2015, cụ thể:

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp tại khoản 1 điều này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Tuy nhiên, học sinh là những người dưới 18 tuổi, do đó phải tuân thủ quy định của bộ luật hình sự liên quan người dưới 18 tuổi tại chương XII BLHS 2015 với nguyên tắc chủ đạo: “Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.”

Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.

Vì vậy chỉ áp dụng hình phạt tù với người dưới 18 tuổi khi các biện pháp giám sát, giáo dục không có hiệu quả, không có tính răn đe.

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự với những đối tượng này cũng phải xem xét điều 12 BLHS 2015 về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự

– Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.

– Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay

2. Học sinh đánh nhau bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nào?

Học sinh đánh nhau bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nào?

Học sinh đánh nhau bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có các điều kiện sau:

– Hành vi đó phải là tội phạm (các hành vi được quy định trong bộ luật hình sự)

– Thỏa mãn cấu thành tội phạm của các tội danh cụ thể trong bộ luật hình sự 2015

– Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

– Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều tại khoản 1 điều 12

3. Kỷ luật học sinh đánh nhau

Hình thức kỷ luật đối với học sinh đánh nhau như thế nào?

Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi bé, chưa đầy đủ khả năng nhận thức và làm chủ hành vi như những người thành niên nên việc lựa chọn hình thức kỷ luật rất quan trọng với sự phát triển sau này của những đối tượng này.

Theo quy định tại Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về hình thức kỷ luật với học sinh cấp 2,3 như sau thì hình thức kỷ luật gồm có:

Theo thông tư này, không có hình thức kỷ luật đuổi học, điều này phù hợp với tinh thần trong dự thảo của Bộ Giáo dục: bỏ hình thức kỷ luật “đuổi học một tuần lễ; đuổi học 01 năm” và thay vào đó là áp dụng hình thức “tạm dừng học tập trên lớp”.

4. Quy trình xử lý học sinh đánh nhau

Khi có học sinh đánh nhau thì giáo viên chủ nhiệm lớp thông báo lên nhà trường để họp xét hình thức kỷ luật

Nếu nghiêm trọng đến mức có dấu hiệu tội phạm thì phải thông báo lên công an để có hình thức xử lý, giáo dục hợp pháp, có hiệu quả giúp cho các em có thể tu dưỡng tốt.

Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho các bạn quy định pháp luật về Xử lý học sinh đánh nhau gây thương tích. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hình sự, mảng Hỏi đáp pháp luật

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm