Phân biệt hợp đồng lao động và hợp đồng thử việc
Thông thường, trước khi tiến hành ký kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động thường giao kết hợp đồng thử việc. Dưới đây là một số thông tin so sánh về hợp đồng lao động và hợp đồng thử việc các bạn nên nắm rõ trước khi đi vào kí kết hợp đồng.
1. Hợp đồng lao động là gì
Hợp đồng lao động là văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, trong đó quy định điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Hợp đồng lao động được ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, phù hợp với các quy định của pháp luật lao động. Trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động các bên ký kết có thể thỏa thuận sửa đổi nội dung của hợp đồng lao động. Trong trường hợp có sự thay đổi của một trong những nội dung chủ yếu về điều kiện lao động thì người lao động có quyền ký hợp đồng lao động mới.
2. Phân biệt hợp đồng lao động và hợp đồng thử việc
Tiêu chí |
Hợp đồng thử việc |
Hợp đồng lao động |
Khái niệm |
Là thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về việc làm thử, quyền và nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc |
Là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. |
Thời hạn hợp đồng |
Điều 27 BLLĐ 2012 quy định – Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; – Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ. – Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác |
Tuỳ theo từng loại hợp đồng được giao kết: không xác định thời hạn, trên 12 tháng đến duới 36 tháng; |
Phạm vi giao kết hợp đồng |
Không giao kết hợp đồng thử việc đối với trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ (Điều 26 BLLĐ 2012) |
Hợp đồng không thời hạn, Hợp đồng có thời hạn và hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng (Điều 22 BLLĐ 2012) |
Nội dung |
– Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp; – Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động; – Công việc và địa điểm làm việc; – Thời hạn của hợp đồng lao động; – Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; – Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; – Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động; (Theo điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 BLLĐ 2012) |
– Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp; – Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;- – Công việc và địa điểm làm việc; – Thời hạn của hợp đồng lao động; – Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; – Chế độ nâng bậc, nâng lương; – Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; – Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động; – Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế; – Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề. (Điều 23 BLLĐ 2012) |
Hình thức |
Không bắt buộc lập thành văn bản |
Văn bản |
Lương |
Không thấp hơn 85% mức lương của công việc (Điều 28 BLLĐ 2012) |
Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu |
3. Hợp đồng thử việc có phải là hợp đồng lao động
Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.Sau khi thử việc đạt yêu cầu thì luật buộc người sử dụng lao động phải giao kết HĐLĐ chứng tỏ: HĐ thử việc và HĐLĐ là khác nhau. Nếu 2 loại HĐ đó giống nhau thì quy định điều 29 là thừa.Tham khảo thêm: