Dân sựHỏi đáp pháp luật

Không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm bị phạt như thế nào?

Quy định chung nhất về giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
48

Quy định chung nhất về giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Hiện nay, giấy phép về an toàn vệ sinh thực phậm là vấn đến vô cùng quan trọng đối với những doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm. Tuy nhiên các cá nhân, tổ chức lại chưa nắm rõ được cách thức tiến hành xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, bài viết này Haotieu.vn sẽ chia sẻ cho bạn.

Điều kiện được cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật an toàn thực phẩm 2010:

“Điều 34. Đối tượng, điều kiện cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

1. Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này;

b) Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.”

Như vậy, để có thể được cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm thì cơ sở sản xuất kinh doanh phải có đủ điều kiện nêu trên. Bên cạnh đó pháp luật còn quy định các cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận sau đây:

“Điều 12. Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

c) Sơ chế nhỏ lẻ;

d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

g) Nhà hàng trong khách sạn;

h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

i) Kinh doanh thức ăn đường phố;

k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.”

Hồ sơ xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh, cá nhân sản xuất kinh doanh như sau:

Thủ tục đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Bước 1: Đủ điều kiện về sức khỏe

Muốn được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trước hết chủ cơ sở, người trực tiếp tham gia chế biến phải được khám sức khỏe và tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ để xin giấy an toàn vệ sinh thực phẩm đã được nêu rõ ở trên.

Bước 3: Xét duyệt hồ sơ

Trong 5 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, cơ quan phê duyệt sẽ thông báo cho các cơ sở hồ sơ có hợp lệ hay không. Trong 10 ngày tiếp theo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ cử người kiểm tra cơ sở.

Trong trường hợp kiểm tra cơ sở được đánh giá an toàn thực phẩm đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, Cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu kết luận KHÔNG ĐẠT, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.

Thời hạn của giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm: 3 năm kể từ ngày cấp.

Sau khi được cấp giấy phải có bản cam kết bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu. Sau khi được cấp GCN mỗi năm Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ cử người kiểm tra 1 lần. Nếu không đảm bảo các điều kiện và tiêu chuẩn trong GNC thì sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đồng thời bị xử phạt vi phạm hành chính.

Mức phí xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Căn cứ tại Thông tư 117/2018/TT-BTC về mức thu trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm như sau:

STT Loại phí Mức thu
Phí thẩm định cấp phép lưu hành, nhập khẩu, xác nhận, công bố trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
1 Thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi 1.500.000 đồng/lần/sản phẩm
2 Thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh sách mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định 500.000 đồng/lần/sản phẩm
3

Xác nhận lô hàng thực phẩm nhập khẩu (Chưa bao gồm chi phí kiểm nghiệm):

4 Thẩm định hồ sơ đăng ký lưu hành bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm 3.000.000 đồng
/lần/bộ xét nghiệm

Mức phạt không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo Điều 18 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính An toàn thực phẩm:

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.

Theo đó, nếu cơ sở sản xuất kinh doanh không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ buộc ngừng kinh doanh. Thêm vào đó mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là từ 20.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, tại Điều luật này cũng quy định về hình thức xử phạt bổ sung như sau:

“4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;

b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.”

Như vậy, nếu không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở sản xuất kinh doanh không những bị nộp tiền phạt mà còn bị buộc thu hồi sản phẩm hay buộc thay đổi mục đích sử dụng, tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm.

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như Thủ tục cấp Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm, Mẫu cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm