Hành chínhHỏi đáp pháp luật

Mỗi phiếu bầu cử đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?

Mỗi phiếu bầu cử đều có giá trị là nguyên tắc nào?
60

Mỗi phiếu bầu cử đều có giá trị là nguyên tắc nào?

Mỗi phiếu bầu cử đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử? Các nguyên tắc bầu cử gồm những gì?

1. Mỗi phiếu bầu cử đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?

Mỗi phiếu bầu cử đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc bình đẳng trong bầu cử.

Nguyên tắc bình đẳng trong bầu cử được thể hiện ở chỗ:

=> Lá phiếu của mọi người có giá trị giống nhau, không có sự phân biệt hay cách tính khác nhau với những cử tri khác nhau

Ví dụ: cử tri A và cử tri B đi bầu tại đơn vị bầu cử X thì phiếu của A và của B đều có giá trị như nhau, bằng 1 và cũng giống như tất cả các phiếu cử tri khác trong đơn vị bầu cử X.

2. Các nguyên tắc bầu cử ở nước ta

Các nguyên tắc bầu cử ở nước ta

2.1 Nguyên tắc phổ thông

Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ bầu cử. Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu trong bầu cử bảo đảm để mọi công dân không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, (trừ những người không được tham gia bầu cử theo quy định của pháp luật), đến tuổi trưởng thành đều được trao quyền bầu cử.

=> Nguyên tắc này đảm bảo quyền bầu cử của công dân được thực hiện một cách triệt để, bình đẳng

2.2 Nguyên tắc bình đẳng

Nguyên tắc này bảo đảm mọi công dân đều có cơ hội ngang nhau tham gia bầu cử, nghiêm cấm mọi sự phân biệt dưới bất cứ hình thức nào. Nội dung của nguyên tắc bình đẳng là: Mỗi cử tri có một phiếu bầu đối với một cuộc bầu cử và giá trị phiếu bầu như nhau không phụ thuộc vào giới tính, địa vị xã hội, sắc tộc, tôn giáo,… Mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào danh sách cử tri ở một nơi cư trú; Mỗi ứng cử viên chỉ được ghi tên ứng cử ở một đơn vị bầu cử; Mỗi cử tri chỉ được bỏ một phiếu bầu.

2.3 Nguyên tắc trực tiếp

Bầu cử trực tiếp có nghĩa là cử tri trực tiếp thể hiện ý chí của mình qua lá phiếu, cử tri trực tiếp bầu ra đại biểu của mình chứ không qua một cấp đại diện cử tri nào.

Nguyên tắc bầu cử trực tiếp đòi hỏi cử tri không được nhờ người bầu hộ, bầu thay hoặc bầu bằng cách gửi thư. Cử tri tự bỏ lá phiếu bầu vào hòm phiếu. Trường hợp cử tri không thể tự viết phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri; nếu cử tri vì tàn tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu. Nếu cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến nơi ở của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện các thủ tục bỏ phiếu.

2.4 Nguyên tắc bỏ phiếu kín

Nguyên tắc bỏ phiếu kín thể hiện ở việc loại trừ sự theo dõi và kiểm soát từ bên ngoài đối với việc thể hiện ý chí (sự bỏ phiếu) của cử tri. Theo nguyên tắc này, cử tri bầu ai, không bầu ai đều được bảo đảm bí mật. Khi cử tri viết phiếu bầu không ai được đến gần, kể cả cán bộ, nhân viên các tổ chức phụ trách bầu cử; không ai được biết và can thiệp vào việc viết phiếu bầu của cử tri. Cử tri viết phiếu bầu trong buồng kín và bỏ phiếu vào hòm phiếu.

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Mỗi phiếu bầu cử đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm