Hành chínhHỏi đáp pháp luật

Mức đóng kinh phí công đoàn mới nhất 2021

Mức đóng kinh phí Công đoàn và Đoàn phí Công đoàn
110

Mức đóng kinh phí Công đoàn và Đoàn phí Công đoàn

Nhiều người thường không phân biệt được kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn. Dưới đây là quy định mới nhất về mức đóng kinh phí Công Đoàn và Đoàn phí Công đoàn, cách tính Đoàn phí công đoàn, thủ tục hoàn trả Đoàn phí công Đoàn. Thiquocgia.vn mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

1. Kinh phí công đoàn là gì?

Kinh phí công đoàn là nguồn tài trợ cho hoạt động đoàn ở các cấp. Theo đó thì kinh phí công đoàn được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương mà doanh nghiệp cần phải trả cho người lao động.

2. Đoàn phí công đoàn là gì?

Đoàn phí công đoàn là lệ phí công đoàn được thu dưới hình thức đơn vị sử dụng lao động trừ trực tiếp vào tiền lương của công nhân và sau đó là trả cho công đoàn.

3. Mức đóng đoàn phí công đoàn 2021

Theo quy định tại Điều 23 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ thì mức đóng đoàn phí công đoàn được quy định như sau:

Với những cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp khó xác định tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí hay đoàn viên không thuộc đối tượng đóng BHXH thì mức đóng đoàn phí thấp nhất bằng 1% mức lương cơ sở.

Như vậy, căn cứ mức lương cơ sở mới theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP, mức đóng đoàn phí công đoàn hàng tháng của người lao động trong năm 2021 như sau:

Mức đóng tối thiểu

Từ ngày 01/01/2020: 1% x 1,49 triệu đồng/tháng = 14.900 đồng/tháng

Mức đóng tối đa

Từ ngày 01/01/2020: 10% x 1,49 triệu đồng/tháng = 149.000 đồng/tháng

Lưu ý: Đoàn viên hưởng trợ cấp BHXH từ 01 tháng trở lên hoặc không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng lương thì thời gian này sẽ không phải đóng đoàn phí.

Mức đóng phí công đoàn 2021

4. Kinh phí Công đoàn và Đoàn phí Công đoàn

Đối tượng

Không phân biệt: có tổ chức công đoàn hay không

Kinh phí công đoàn
(Do doanh nghiệp đóng)

Mức đóng

2% của quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động
(Kinh phí công đoàn 2% được tính trên tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội)

Phân phối

Năm 2021:
– Doanh nghiệp được sử dụng 71% tổng số thu kinh phí công đoàn. (Tăng 1% so với năm 2020)
– Công đoàn cấp trên được sử dụng 29% tổng số thu kinh phí công đoàn.(Giảm 1% so với năm 2020)

Đối tượng

Có tổ chức Công đoàn

Không có tổ chức công đoàn

Đoàn phí công đoàn
(Do đoàn viên tham gia công đoàn đóng)

Mức đóng

– NLĐ tham gia công đoàn: đóng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở.
– NLĐ không tham gia công đoàn không phải đóng đoàn phí công đoàn.

NLĐ không phải đóng đoàn phí công đoàn.

Phân phối

– Doanh nghiệp được sử dụng 60% tổng số thu đoàn phí công đoàn.
– Công đoàn cấp trên được sử dụng 40% tổng số thu đoàn phí công đoàn.

Không thu và không phải nộp đoàn phí công đoàn cho công đoàn cấp trên.

Lưu ý:

Chủ doanh nghiệp thuộc đối tượng không kết nạp vào tổ chức công đoàn => do đó chủ doanh nghiệp không phải đóng đoàn phí công đoàn

NLĐ không tham gia công đoàn không phải đóng đoàn phí công đoàn.

Doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn vẫn phải đóng kinh phí công đoàn. Nhưng NLĐ không phải đoàn phí công đoàn.

Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; Đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí.

Đoàn viên công đoàn không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội: đóng đoàn phí theo mức ấn định nhưng mức đóng thấp nhất bằng 1% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước. Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000

5. Miễn đóng đoàn phí với người có thu nhập thấp

Công văn số 808/TLĐ ngày 06/8/2020 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc bổ sung đối tượng không phải đóng đoàn phí công đoàn:

Đối với đoàn viên công đoàn có mức lương thấp hơn mức lương cơ sở thì không phải đóng đoàn phí công đoàn trong thời gian hưởng mức lương nêu trên

Ngoài đối tượng nêu trên thì theo quy định hiện hành tại Quyết định 1908/QĐ-TLĐ thì những đối tượng sau cũng không phải đóng đoàn phí công đoàn:

– Người không tham gia công đoàn;

– Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí;

– Đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó cũng không phải đóng đoàn phí.

6. Trường hợp Doanh nghiệp chưa thành lập Công đoàn cơ sở.

Kinh phí công đoàn

Thực tế: Nộp toàn bộ 100% kinh phí công đoàn cho Liên đoàn lao động quận/huyện.

Đoàn phí công đoàn: Không nộp đoàn phí công đoàn

Hoàn trả kinh phí công đoàn.

Thực tế đơn vị phải nộp 100% kinh phí công đoàn về Liên đoàn lao động cấp trên quản lý. Vậy làm thế nào để lấy lại 68% kinh phí công đoàn?

Hồ sơ bao gồm:

Ngoài ra, người lên nộp phải có giấy giới thiệu của doanh nghiệp và CMTND.

Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của Hoatieu.vn. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Mẫu biên bản họp công đoàn, Mẫu đơn xin gia nhập tổ chức công đoàn từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm