Hỏi đáp pháp luật

Những chính sách về tiền lương, BHXH có hiệu lực từ tháng 8/2017

Tổng hợp chính sách mới về tiền lương và BHXH
33

Tổng hợp chính sách mới về tiền lương và BHXH

Bản in

Chính sách về tiền lương, BHXH có hiệu lực từ tháng 8/2017

Tiền lương có vai trò rất quan trọng đối với con người, đặc biệt là đối với người lao động không có thu nhập khác ngoài lương. Từ tháng 8/2017 rất nhiều chính sách mới về tiền lương và bảo hiểm xã hội bắt đầu có hiệu lực ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập người lao động.

Từ 01/01/2018, thêm nhiều khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc

Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn cách tính tiền lương làm thêm giờ

Trình đề án cải cách tiền lương năm 2018

Mức lương tối thiểu vùng 2018

Trong tháng 8/2017, nhiều chính sách mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt đầu có hiệu lực thi hành. Cụ thể như sau:

Chính sách về tiền lương mới nhất năm 2017

1. Điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng

Đây là nội dung đáng chú ý được quy định tại Nghị định 76/2017/NĐ-CP (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2017).

Theo đó, kể từ ngày 01/7/2017, tăng thêm 7,44% trên mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng của tháng 6/2017 đối với các đối tượng quy định tại Điều 1 Nghị định này.

Cách tính và ví dụ cụ thể được hướng dẫn tại Thông tư 18/2017/TT-BLĐTBXH ngày 30/6/2017 (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2017).

2. Nguồn thực hiện chi tiền tăng lương, trợ cấp năm 2017

Từ ngày 15/8/2017, Thông tư 67/2017/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định 47/2017/NĐ-CP và điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định 76/2017/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Theo đó, việc thực hiện chi trả tiền tăng lương, trợ cấp (áp dụng từ ngày 01/7/2017) như sau:

– Các bộ, cơ quan Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị chủ động sử dụng các nguồn theo quy định để chi trả tiền lương tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo đúng chế độ quy định.

– Đối với các tỉnh/thành phố có nguồn lớn hơn nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 47 và Nghị định 76 địa phương chủ động sử dụng nguồn tăng thu ngân sách địa phương, tiết kiệm 10% chi thường xuyên (phần giữ lại tập trung) để bổ sung nguồn kinh phí cho các đơn vị dự toán cùng cấp và cấp ngân sách trực thuộc còn thiếu nguồn.

– Đối với các địa phương nghèo, ngân sách khó khăn, có nhu cầu kinh phí để thực hiện chế độ theo Nghị định 47 và Nghị định 76 lớn hơn nguồn kinh phí theo quy định tại Thông tư này thì thực hiện như sau:

3. Tiền bồi dưỡng hàng tháng với các thành viên Hội đồng quản lý BHXH

Theo Nghị định 72/2017/NĐ-CP thì tiền chi chế độ bồi dưỡng hàng tháng đối với các thành viên Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam như sau:

– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng: 3.900.000 đồng.

– Ủy viên Hội đồng: 3.250.000 đồng.

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2017.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm