So sánh bầu và bổ nhiệm
Bản in
Sự khác nhau giữa bầu và bổ nhiệm
Nhiều người rất hay nhầm lẫn giữa hai khái niệm: Bầu và bổ nhiệm là giống nhau. Vậy bầu và bổ nhiệm giống và khác nhau ở những điểm nào, Thiquocgia.vn mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Phân biệt Tên thương mại – Tên doanh nghiệp – Nhãn hiệu
Phân biệt giấy mời và giấy triệu tập
Phân biệt tiền án và tiền sự
Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn 2 cụm từ “bầu” và “bổ nhiệm”
Tiêu chí |
BẦU |
BỔ NHIỆM |
Định nghĩa |
Là việc chọn một người để đảm nhiệm một chức vụ theo nhiệm kỳ khi chức vụ đó do một tập thể quyết định. |
Là việc chọn một người để đảm nhiệm một chức vụ khi chức vụ đó do một cá nhân hay một cơ quan có thẩm quyền quyết định. |
Tính chất |
Mang tính chất quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. |
Mang tính chất quyền lực nhà nước của người giữ chức vụ. |
Nguyên tắc thực hiện |
– Phổ thông. – Bình đẳng. – Trực tiếp. – Bỏ phiếu kín. |
– Công khai. – Trực tiếp. |
Căn cứ thực hiện |
Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của người được bầu. |
Người có thẩm quyền căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn được giao, nhu cầu công tác và khả năng của người được bổ nhiệm, ra quyết định bổ nhiệm. |
Mối quan hệ giữa người thực hiện và người được thực hiện |
Cấp dưới bầu cấp trên.
|
Cấp trên bổ nhiệm cấp dưới. |
Xác lập kết quả |
Dựa trên số phiếu bầu. |
Dựa trên quyết định bổ nhiệm. Có một số trường hợp bổ nhiệm phải có sự phê chuẩn của cơ quan có thẩm quyền. |
Ví dụ |
Cử tri bầu cử Đại biểu Quốc hội |
Chủ tịch nước bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ |