Trình tự, thủ tục chuyển từ viên chức sang công chức
Bản in
Hướng dẫn thủ tục chuyển từ viên chức sang công chức
Điều kiện, thủ tục để chuyển từ viên chức sang công chức là như thế nào? Trình tự, thủ tục chuyển từ viên chức sang công chức gồm những giấy tờ gì? Các quy định của pháp luật về việc chuyển từ viên chức sang công chức như thế nào? Thiquocgia.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết chuyển từ viên chức sang công chức như thế nào? Để các bạn có thể hiểu rõ hơn về điều này, mời các bạn cùng tham khảo chi tiết.
Điều kiện áp dụng hình thức xử lý kỷ luật khiển trách đối với viên chức?
Từ 2016, cho phép công chức, viên chức đăng ký dự tuyển qua Internet
Không tăng tổng biên chế cán bộ, công chức, viên chức
Chuyển từ viên chức sang công chức như thế nào?
Hỏi: Tôi đi làm tại trường tiểu học ở một huyện từ năm 2005 và là viên chức được bổ nhiệm và xếp ngạch 15.114 – giáo viên tiểu học. Năm 2014 tỉnh có thành lập Đảng ủy khối Doanh nghiệp (là cơ quan trực thuộc Tỉnh ủy) tôi xin chuyển từ trường học về làm ở Đảng ủy khối Doanh nghiệp. Quyết định thuyên chuyển của tôi do Ban Tổ chức Tỉnh ủy ký và ghi “Quyết định tiếp nhận viên chức”, mọi chế độ được hưởng theo quy định hiện hành. Vậy quyết định của BTC Tỉnh ủy ghi như vậy có hợp lý không? Theo tôi được biết thì trước khi tiếp nhận viên chức về thì BTC Tỉnh ủy phải đề nghị làm thủ tục chuyển ngạch và quyết định phải ghi tiếp nhận và tuyển dụng công chức luôn cho tôi chứ không phải tiếp nhận viên chức về rồi thì mới đề nghị làm thủ tục chuyển sang công chức, vậy BTC làm như vậy có đúng không? Nếu không đúng thì có thể tư vấn giúp tôi trình tự thủ tục như thế nào?
Trả lời: Căn cứ theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 42 Nghị định 29/2012/NĐ – CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức có quy định về chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức như sau:
“1. Viên chức đã có thời gian làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập từ đủ 60 tháng trở lên (không kể thời gian tập sự), có trình độ đào tạo, kinh nghiệm công tác và đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng, khi cơ quan quản lý, sử dụng công chức có nhu cầu tuyển dụng thì được xét chuyển vào công chức không qua thi tuyển theo quy định của pháp luật về công chức”.
Đặc biệt: Tại Khoản 2 Điều 42 có quy định:
“2. Viên chức khi được tiếp nhận, bổ nhiệm vào các vị trí việc làm được pháp luật quy định là công chức trong các cơ quan, tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội thì phải thực hiện quy trình xét chuyển thành công chức không qua thi tuyển theo quy định của pháp luật về công chức; đồng thời quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm là quyết định tuyển dụng.”
Theo như quy định trên thì việc chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ công chức cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về thời gian làm việc, trình độ đào tạo, kinh nghiệm công việc,…(Khoản 1). Trong trường hợp của chị căn cứ vào Khoản 2 Điều 42 Nghị định 29/2012/NĐ – CP chúng tôi cho rằng quyết định thuyên chuyển của chị do Ban Tổ chức Tỉnh ủy ký và ghi “Quyết định tiếp nhận viên chức” là không đúng theo quy định của pháp luật mà quyết định này phải được ghi là “Quyết định tuyển dụng viên chức”.
Tiếp đó, theo quy định tại Điều 58 Luật Viên chức năm 2010 về chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ công chức thì:
“1. Việc chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ công chức được thực hiện như sau:
Như vậy với trường hợp của chị thì việc trước khi tiếp nhận viên chức về thì BTC Tỉnh ủy phải đề nghị làm thủ tục chuyển ngạch và quyết định phải ghi tiếp nhận và tuyển dụng công chức luôn cho chị chứ không phải tiếp nhận viên chức về rồi thì mới đề nghị làm thủ tục chuyển sang công chức là không có căn cứ và pháp luật không có điều luật nào quy định rõ về vẫn đề này. Tuy nhiên, căn cứ theo điểm c Khoản 1 Điều 58 thì chỉ những viên chức được bổ nhiệm giữ các vị trí trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập mà pháp luật quy định là công chức thì được bổ nhiệm vào ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm,…Do đó, trường hợp của chị sẽ áp dụng theo quy định tại Điều 58 khi đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng.
– Về thủ trình tự thủ tục:
Căn theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 13/2010/TT-BNV của Bộ Nội vụ : Quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức thì chị có thể tham khảo như sau:
+ Về trình tự:
+ Về hồ sơ:
– Sẽ áp dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 13/2010/TT-BNV của Bộ Nội vụ.
“3. Hồ sơ đề nghị thống nhất ý kiến đối với các trường hợp tiếp nhận không qua thi tuyển gửi Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương, bao gồm:
a) Công văn đề nghị do người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan quản lý công chức ký, trong đó có bản mô tả công việc của vị trí việc làm cần tuyển tương ứng với từng trường hợp đề nghị tiếp nhận không qua thi tuyển; số chỉ tiêu biên chế được giao mà chưa sử dụng của cơ quan, tổ chức, đơn vị cần tuyển; dự kiến xếp ngạch, bậc lương đối với trường hợp đề nghị bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp hoặc tương đương và trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này;
……
c) Hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận không qua thi tuyển bao gồm:
Trình tự thực hiện chuyển đổi:
Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch để đánh giá về các điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu, nhiệm vụ của vị trí việc làm cần tuyển của người được đề nghị tiếp nhận không qua thi tuyển.
Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức có văn bản gửi Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương thống nhất ý kiến trước khi quyết định tiếp nhận không qua thi tuyển đối với các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức. Cụ thể:
TAND tối cao, VKSND tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập gửi văn bản về Bộ Nội vụ để thống nhất ý kiến;
Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội, các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương gửi văn bản về Ban Tổ chức Trung ương để thống nhất ý kiến.
Gửi hồ sơ đề nghị thống nhất việc tiếp nhận đến Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương. Gồm:
Công văn đề nghị do người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan quản lý công chức ký, trong đó có bản mô tả công việc của vị trí việc làm cần tuyển tương ứng với từng trường hợp đề nghị tiếp nhận không qua thi tuyển; số chỉ tiêu biên chế được giao mà chưa sử dụng của cơ quan, tổ chức, đơn vị cần tuyển; dự kiến xếp ngạch, bậc lương đối với trường hợp đề nghị bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;
Biên bản, kết quả họp Hội đồng kiểm tra, sát hạch đối với trường hợp phải qua kiểm tra, sát hạch.
Hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận không qua thi tuyển.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương phải có văn bản trả lời; nếu không trả lời thì coi như đồng ý.
Trường hợp hồ sơ chưa đủ thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị, Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương phải có văn bản yêu cầu cơ quan quản lý công chức bổ sung, hoàn thiện đủ hồ sơ theo quy định.