Hành chínhHỏi đáp pháp luật

Thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu tại cấp xã

Thủ tục giải quyết khiếu nại tố cáo
114

Thủ tục giải quyết khiếu nại tố cáo

Thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu tại cấp xã được thực hiện thế nào? Quyền khiếu nại của công dân gồm những gì?

1. Quyền khiếu nại là gì?

Điều 2 luật Khiếu nại 2011 quy định:

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

=> Đối tượng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính; những quyết định, hành vi này chỉ bị khiếu nại khi người khiếu nại có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình

Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại.

2. Thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu tại cấp xã

Thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu tại cấp xã

Thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu tại cấp xã gồm các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận đơn khiếu nại.

UBND xã tiếp nhận đơn khiếu nại nếu nội dung khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.

Nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND xã thì UBND xã gửi đơn và tài liệu liên quan (nếu có) cho người có thẩm quyền.

Bước 2: Thụ lý giải quyết khiếu nại.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, người có thẩm quyền thụ lý giải quyết và thông báo về việc thụ lý giải quyết; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì nêu rõ lý do.

Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại.

Trong thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu (Không quá 30 ngày, vụ việc phức tạp có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày) cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm:

Bước 4: Tổ chức đối thoại

Nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì tổ chức đối thoại. Trường hợp khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức thì cơ quan, tổ chức phải đối thoại với người khiếu nại

Đại diện cơ quan giải quyết khiếu nại trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại, thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc gặp gỡ, đối thoại.

Khi đối thoại, đại diện cơ quan có thẩm quyền nêu rõ nội dung cần đối thoại; kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền phát biểu ý kiến, đưa ra những bằng chứng liên quan đến vụ việc khiếu nại và yêu cầu của mình.

Việc đối thoại được lập thành biên bản; biên bản ghi rõ ý kiến của những người tham gia; kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký, điểm chỉ xác nhận thì phải ghi rõ lý do, biên bản này được lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại. Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.

Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu nại

Thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại thuộc về chủ tịch UBND xã

3. Hồ sơ khi giải quyết khiếu nại lần đầu tại cấp xã

Hồ sơ khi giải quyết khiếu nại lần đầu tại cấp xã của người khiếu nại gồm:

Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho bạn đọc Thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu tại cấp xã. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm