Quy định pháp luật dân sự
Tranh chấp dân sự là những vấn đề phổ biến xảy ra hàng ngày, hàng giờ. Tuy nhiên, nhiều người còn mông lung không biết tranh chấp dân sự là gì. Do đó, bài viết này Hoatieu.vn sẽ chia sẻ để bạn hiểu rõ hơn.
1. Khái niệm tranh chấp dân sự
Tranh chấp dân sự được hiểu là những sự việc tranh chấp, mâu thuẫn xảy ra giữa các chủ thể liên quan đến luật dân sự được pháp luật quy định, thông thường là trong các quan hệ nhân thân hoặc tái sản. Các loại tranh chấp dân sự thường gặp là tranh chấp quyền sở hữu tài sản thừa kế, tài sản ly hôn, tranh chấp dân sự liên quan đến hợp đồng, cơ chế quy định trong hợp đồng, tranh chấp dân dự liên quan đến quyền, lợi ích của một cá nhân hay tập thể được quy định.
Nhà ông A có 3 người con trai, khi mất ông không để lại di chúc, tài sản không chia. Đến năm 2020 người con trai thứ 3 quản lý tài sản của ông A đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành làm sổ đỏ, tất cả diện tích đất đứng tên mình. Lúc này, 2 người anh em đầu đã mất, các con của hai anh cả khởi kiện dân sự đòi chia di sản thừa kế. Đây chính là ví dụ về tranh chấp dân sự.
2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự
Căn cứ quy định tại Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự của Tòa án nhân dân cấp huyện bao gồm các vụ việc:
Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.
2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;
c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;
d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.
3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Còn thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh được quy định như sau:
Điều 37. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.
2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.
3. Các loại tranh chấp dân sự
Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì những loại tranh chấp dân sự bao gồm:
4. Quy trình giải quyết tranh chấp dân sự
Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Vi phạm dân sự là gì, Đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.