Hỏi đáp pháp luật

Từ ngày 01/8/2016, vượt đèn vàng bị xử phạt như vượt đèn đỏ

Từ 1/8: Vượt đèn vàng bị phạt đến 2 triệu đồng
40

Từ 1/8: Vượt đèn vàng bị phạt đến 2 triệu đồng

Bản in

Từ 1/8: Vượt đèn vàng bị phạt đến 2 triệu đồng

Thiquocgia.vn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết dưới đây “Từ ngày 01/8/2016, vượt đèn vàng bị xử phạt như vượt đèn đỏ”. Cụ thể khi tham gia giao thông nếu vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt như thế nào, xe máy vượt đèn vàng phạt bao nhiêu tiền và ô tô vượt đèn vàng phạt bao nhiêu tiền? Nội dung đó được quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP ban hành ngày 26 tháng 5 năm 2016.

Vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu tiền?

Mức phạt đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy vi phạm luật giao thông đường bộ

Mức phạt các lỗi vi phạm giao thông 2016 mới nhất đối với xe máy

Xử phạt lỗi vượt đèn vàng

Đây là nội dung đáng chú ý được quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm giao thông trong lĩnh vực đường bộ và đường sắt (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2016).

Theo đó, khi tham gia giao thông nếu vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt như vượt đèn đỏ (hiện hành theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì mức phạt đối với hành vi vượt đèn vàng thấp hơn vượt đèn đỏ), cụ thể như sau:

(i) Xử phạt vi phạm giao thông đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vượt đèn vàng từ 1.200.000 – 2.000.000 đồng (Căn cứ Điểm a, Khoản 5, Điều 5 của Nghị định 46).

(ii) Xử phạt vi phạm giao thông đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vượt đèn vàng từ 300.000 – 400.000 đồng (Căn cứ Điểm c, Khoản 4, Điều 6 của Nghị định 46).

(iii) Xử phạt vi phạm giao thông đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vượt đèn vàng từ 400.000 – 600.000 đồng (Căn cứ Điểm g, Khoản 4, Điều 7 của Nghị định 46).

(iv) Xử phạt vi phạm giao thông đối với người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vượt đèn vàng từ 60.000 – 80.000 đồng (Căn cứ Điểm h, Khoản 2, Điều 8 của Nghị định 46).

Trích dẫn: Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ – Luật giao thông đường bộ 2008

1. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

2. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông quy định như sau:

a) Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại;

b) Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi;

c) Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điểu khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.

3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:

a) Tín hiệu xanh là được đi;

b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;

c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

4. Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau:

a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;

b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;

c) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;

d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;

đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

5. Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.

6. Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường.

7. Rào chắn được đặt ở nơi đường bị thắt hẹp, đầu cầu, đầu cống, đầu đoạn đường cấm, đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều khiển, kiểm soát sự đi lại.

8. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về báo hiệu đường bộ.

Hiện nay, hành vi vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt theo Điểm l, Khoản 3, Điều 5; Điểm o, Khoản 3, Điều 6; Điểm i, Khoản 3, Điều 7; Điểm c, Khoản 1, Điều 8 Nghị định 171.

Nghị định 46 thay thế Nghị định 171.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm