Hỏi đáp pháp luậtLà gì?

Văn bản pháp luật là gì?

Khái niệm văn bản pháp luật
100

Khái niệm văn bản pháp luật

Văn bản pháp luật là gì? Đặc điểm của văn bản pháp luật? Cách phân loại văn bản pháp luật như thế nào? Đây là những câu hỏi nhiều người thắc mắc, để giải đáp được mời các bạn tham khảo bài viết sau đây.

1. Văn bản pháp luật là gì?

Văn bản pháp luật (VBPL) là hình thức thể hiện ý chí của chủ thể có thẩm quyền, dưới dạng ngôn ngữ viết, được ban hành theo hình thức, thủ tục do pháp luật quy định, nhằm đạt được mục tiêu quản lí đặt ra.

Văn bản pháp luật bao gồm ba nhóm văn bản là văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính. Mỗi nhóm trong hệ thống VBPL còn có một số nét đặc thù về nội dung, tính chất và vai trò trong quản lý nhà nước.

2. Đặc điểm của văn bản pháp luật

Văn bản pháp luật có những đặc điểm cơ bản sau đây:

2.1. Văn bản pháp luật do những chủ thể có thẩm quyền ban hành

Ở Viêt Nam những chủ thể có thẩm quyền của cơ quan nhà nước bao gồm: Các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Các cơ quan nhà nước chỉ được ban hành văn bản pháp luật trong phạm vi, lĩnh vực do mình quản lý mà pháp luật quy định. Ngoài ra, pháp luật còn quy định cho một số chủ thể khác cũng có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật như: Người đứng đầu các cơ quan nhà nước, thủ trưởng một số đơn vị trực thuộc các cơ quan nhà nước,…

Những VBPL mà được ban hành bởi chủ thể không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về thẩm quyền ban hành thì không có hiệu lực pháp luật.

2.2. Văn bản pháp luật có hình thức do pháp luật quy định

Hình thức văn bản pháp luật bao gồm hai yếu tố cấu thành là tên gọi và thể thức của văn bản.

– Về tên gọi: Hiện nay pháp luật quy định rất nhiều loại văn bản pháp luật có tên gọi khác nhau như: Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị định, nghị quyết, thông tư,…

– Về thể thức: VBPL là quy định cách trình bày văn bản theo một khuôn mẫu, kết cấu nhất định, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa hình thức với nội dung và đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của hệ thống cơ quan nhà nước.

2.3. Văn bản pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định

– VBPL được ban hành theo thủ tục, trình tự theo quy định của pháp luật như Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật khiếu nại, tố cáo,…Với mỗi VBPL cụ thể thì có các quy định về thủ tục riêng nhưng nhìn chung đều bao gồm những hoạt động mang tính chuyên môn, nghiệp vụ có vai trò trợ giúp cho người soạn thảo, tạo cơ chế trong việc phối hợp, kiểm tra giám sát của những cơ quan có thẩm quyền đối với việc ban hành VBPL.

2.4. Văn bản pháp luật chứa đựng ý chí của chủ thể

Nội dung của VBPL chứa đựng ý chí của chủ thể ban hành. Ý chí được biểu hiện qua hai hình thức đó là qua các quy phạm pháp luật thì bao gồm cấm, cho phép, bắt buộc hoặc qua những mệnh lệnh của chủ thể là người có thẩm quyền.

2.5. Văn bản pháp luật mang tính bắt buộc và được nhà nước đảm bảo thực hiện

Nhà nước có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau như: tuyên truyền, giáo dục hoặc cưỡng chế. Nếu các tổ chức, cá nhân có liên quan không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nội dung của văn bản pháp luật thì phải chịu trách nhiệm pháp lý trước nhà nước.

3. Phân loại văn bản pháp luật

Văn bản pháp luật gồm 03 nhóm như sau: Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính.

3.1. Văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

Văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng các quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn, là cơ sở để ban hành ra các văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính.

Ví dụ: Hiến pháp, Luật, Bộ luật,…

3.2. Văn bản áp dụng pháp luật

Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản do những chủ thể có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục quy định, có chứa đựng những mệnh lệnh cá biệt, áp dụng một lần trong một trường hợp cụ thể.

Khác với văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật chứa đựng quy tắc xử sự cụ thể, áp dụng cho một chủ thể xác định và được abn hành trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật.

Ví dụ: Quyết định bổ nhiệm, quyết định khen thưởng,…

3.3. Văn bản hành chính

Văn bản hành chính là những văn bản được ban hành nhằm triểm khai thực hiện văn bản pháp luật của cấp trên đối với cấp dưới trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Văn bản hành chính không quy định cụ thể về tên gọi, thẩm quyền, nội dung.

Ví dụ: Quyết định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ.

4. Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật

Việc phân biệt giữa hai loại hình thức này vô cùng quan trọng để tránh nhầm lẫn và có cái nhìn mơ hồ về luật pháp. Chính bởi vì tính quan trọng của nó cho nên các cơ quan hoạt động trong bộ máy Nhà nước cần nghiên cứu, nhìn nhận đúng vấn đề nhằm đảm bảo triển khai thực hiện mọi nhiệm vụ chuyên môn thuận lợi khi giúp việc trong bộ máy.

Từ ý thức đi đến hành động, phân biệt giữa văn bản quy phạm pháp luật với văn bản áp dụng pháp luật nhằm giúp xác định được đâu sẽ là văn bản áp dụng pháp luật khi chúng ta tiếp xúc và sử dụng hệ thống nguồn tài nguyên văn bản quốc gia,

Vậy nhìn từ phương diện lý luận, văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật có ranh giới bởi những yếu tố khác biệt sau:

4.1. Khác biệt về khái niệm

Văn bản quy phạm pháp luật là loại văn bản chứa quy phạm pháp luật, được ban hành tuân thủ đúng theo những gì pháp luật đã quy định bao gồm việc tuân theo thẩm quyền, trình tự, hình thức, các thủ tục. Về bản chất, quy phạm pháp luật chính là những quy tắc ứng xử chung, có hiệu lực theo tính chất bắt buộc và được áp dụng lặp nhiều lần trong mọi cơ quan cho tới cá nhân trong cả nước. Các quy tắc này đã được quy định bởi cơ quan có thẩm quyền và ban hành, được đảm bảo thực hiện bởi Nhà nước.

Trong khi đó, văn bản áp dụng pháp luật là loại văn bản chứa đựng các quy tắc ứng xử cá biệt, được áp dụng chỉ một lần trong đời sống, đảm bảo thực hiện thông qua sự cưỡng chế của nhà nước.

4.2. Khác biệt từ phạm vi áp dụng

Văn bản quy phạm pháp luật có phạm vi áp dụng rộng rãi, dành cho tất cả mọi người nằm trong phạm vi điều chỉnh. Ví dụ như Nhà nước ban hành luật Nghĩa vụ quân sự dành cho đối tượng nam từ 18 đến 27 tuổi chẳng hạn.

Còn phạm vi của văn bản áp dụng luật chỉ có hiệu lực đối với một hoặc một vài đối tượng đã được xác định đích danh cụ thể ở trong văn bản. Chẳng hạn như Quyết định của Viện kiểm sát Nhân dân.

4.3. Sự khác nhau về thời gian có hiệu lực của văn bản

Với các văn bản quy phạm pháp luật, thời gian hiệu lực sẽ dài hơn, dựa vào mức ổn định trong phạm vi áp dụng cũng như đối tượng được điều chỉnh. Trong khi đó, văn bản áp dụng luật có thời gian hiệu lực ngắn hơn và dựa vào từng vụ việc cụ thể, chẳng hạn như Bảng giá dịch vụ ABC hết hạn vào ngày…

4.4. Phân biệt văn bản quy phạm luật với văn bản áp dụng luật ở cơ sở ban hành

Cơ sở ban hành của văn bản quy phạm pháp luật là Hiến pháp, các bộ luật và những văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi người có thẩm quyền. Có nghĩa rằng, văn bản pháp luật/ quy phạm pháp luật chính là văn bản nguồn ban hành luật.

Với văn bản áp dụng luật, cơ sở của nó chính là một hoặc nhiều văn bản quy phạm pháp luật thậm chí còn dựa vào các văn bản áp dụng luật của người có thẩm quyền ban hành. Do đó, văn bản áp dụng luật thì không phải là văn bản nguồn của luật.

4.5. Phân biệt qua tên gọi, hình thức, chủ thể ban hành

Trong khi văn bản quy phạm pháp luật có hình thức, các gọi hay chủ thể ban hành được xác định rõ qua 15 loại văn bản do tập thể ban hành (gồm các cá nhân, các tổ chức có thẩm quyền) thì văn bản áp dụng luật chưa được pháp điển hóa, thường được ban hành bởi các cá nhân.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Thiquocgia.vn.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm