Cán bộ công chứcHỏi đáp pháp luật

Chỉ định bí thư chi bộ trong trường hợp nào?

Quy định mới nhất của pháp luật về bí thư chi bộ
63

Quy định mới nhất của pháp luật về bí thư chi bộ

Quy định về chỉ định bí thư chi bộ

Việc chỉ định bí thư chi bộ xảy ra phổ biến trong một số trường hợp cụ thể. Vậy trường hợp nào thì có thể chỉ định bí thư chi bộ? Bài viết này Hoatieu.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn quy định mới nhất về trường hợp chỉ định bí thư chi bộ.

1. Quy định về chỉ định bí thư chi bộ

Bí thư chi bộ là những người đứng đầu cơ sở Đảng, giữ vai trò lãnh đạo. Mỗi đồng chí đảm nhận chức vụ này phải có tinh thần trách nhiệm cao, có đủ năng lực, đủ sự nhiệt huyết để làm tốt được vai trò  của mình.

Căn cứ quy định tại Điều 24 Quy định số 29-QĐ/TW:

22- Điều 24 (Khoản 4): Việc bầu chi ủy, bí thư, phó bí thư chi bộ (kể cả chi bộ cơ sở)

Chi bộ có 9 đảng viên chính thức trở lên bầu chi ủy; chi bộ đông đảng viên bầu không quá 7 chi ủy viên. Chi bộ trực tiếp bầu chi ủy trước, sau đó bầu bí thư, bầu một phó bí thư trong số chi ủy viên. Chi bộ có dưới 9 đảng viên bầu bí thư, nếu cần bầu một phó bí thư.

Trường hợp chi bộ bầu đến lần thứ ba mà không có đồng chí nào đủ số phiếu trúng cử bí thư chi bộ, thì cấp ủy cấp trên căn cứ vào tình hình cụ thể của chi bộ để chỉ định một đồng chí trong số chi ủy viên hoặc đảng viên (nơi không có chi ủy) làm bí thư để điều hành hoạt động của chi bộ.

Khi thật cần thiết, cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ định bí thư, phó bí thư, chi ủy viên.

Như vậy, khi và chỉ khi trong trường hợp chi bộ bầu đến lần thứ ba mà không có ai đủ phiếu bầu để trúng cử bí thư chi bộ thì cấp ủy trên căn cứ vào tình hình cụ thể phù hợp mà chọn một đồng chí trong số các ủy viên để làm bí thư chi bộ và điều hành các hoạt động của chi bộ cho phù hợp.

2. Tiêu chuẩn bí thư chi bộ

Căn cứ Khoản 4, Điều 5 Quyết định 04/2004/QĐ-BNV quy định tiêu chuẩn cụ thể của bí thư chi bộ như sau:

Như vậy, để có thể trở thành một bí thư chi bộ thì cần phải đáp ứng đủ tất cả các điều kiện trên.

Chỉ định bí thư chi bộ trong trường hợp nào?

3. Quy trình bầu bổ sung bí thư chi bộ

Sau khi có văn bản đồng ý về chủ trương của cấp ủy cấp trên trực tiếp, chi ủy tổ chức hội nghị chi bộ để bầu các chức danh bí thư, phó bí thư theo đúng quy định của Điều lệ Đảng và các hướng dẫn của Trung ương. Thành phần triệu tập: Toàn thể đảng viên trong chi bộ.

Khi có kết quả bầu, chi ủy làm hồ sơ đề nghị cấp ủy cấp trên trực tiếp ra quyết định chuẩn y bổ sung, hồ sơ gồm có:

4. Tờ trình chỉ định bí thư chi bộ

ĐẢNG BỘ…………………………

ĐẢNG ỦY (CHI BỘ)………………..

Số:…………..

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

…………, ngày ….. tháng …. năm …..

TỜ TRÌNH

V/v chỉ định bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ (Chi bộ)…….

—–

Kính gửi: Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh

(Có các biên bản kết quả giới thiệu nhân sự và danh sách trích ngang kèm theo).

Đảng ủy (Chi bộ)…………………đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Khối xem xét, quyết định.

Nơi nhận:

– Như kính gửi,

– Ban Tổ chức ĐUK,

– Lưu ĐU (CB).

T/M ĐẢNG ỦY (CHI BỘ)

(ký, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Bản kiểm điểm đảng viên của bí thư chi bộ, Vai trò của bí thư trong sinh hoạt chi bộ từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm