Cán bộ công chứcHỏi đáp pháp luật

Quy chế thi đua khen thưởng trường mầm non

Mẫu quy chế thi đua khen thưởng
85

Mẫu quy chế thi đua khen thưởng

Bản in

Mẫu quy chế thi đua khen thưởng giáo viên

Quy chế thi đua khen thưởng trường mầm non là biểu mẫu bản quy chế để đánh giá thi đua khen thưởng cho cá nhân và tập thể giáo viên mầm non. Sau đây là mẫu quy chế đánh giá thi đua khen thưởng giáo viên.Các bạn có thể tham khảo để xây dựng bảng quy chế thi đua khen thưởng cho riêng trường mình.

QUY CHẾ

THI ĐUA – KHEN THƯỞNG CỦA TRƯỜNG MẦM NON

(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-TrMN ngày tháng năm 2017 của Trường Mầm non …..)

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy chế thi đua khen thưởng nhằm cụ thể hóa các hình thức, đối tượng và tiêu chuẩn thi đua, khen thưởng của Nhà nước áp dụng trong nhà trường, với mục tiêu đổi mới phương thức đánh giá chất lượng cán bộ công chức, viên chức, người lao động theo hướng công khai, dân chủ, công bằng; khuyến khích mọi cán bộ, viên chức, người lao động trên các cương vị công tác luôn cố gắng thi đua vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Điều 2. Phạm vi điều chính. Quy chế điều chỉnh công tác thi đua – Khen thưởng trong Trường Mầm non ………………

Điều 3. Đối tượng áp dụng. Áp dụng đối với cán bộ, viên chức, giáo viên, nhân viên, người lao động làm việc tại Trường Mầm non …………

Điều 4. Hình thức tổ chức thi đua.

1. Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua được tổ chức thực hiện hàng tháng, quý, hàng năm nhằm thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình công tác đề ra.

2. Thi đua theo đợt là hình thức thi đua được tổ chức để thực hiện nhiệm vụ công tác, trọng tâm theo từng giai đoạn và thời gian xác định.

Điều 5. Phát động thi đua.

Trường Mầm non ………. căn cứ vào đặc điểm, tính chất công việc để có hình thức tổ chức phát động thi đua cho phù hợp; Công đoàn có trách nhiệm tuyên truyền động viên và phối hợp để tổ chức các phong trào thi đua.

Điều 6. Đăng ký thi đua.

Tháng 9 hàng năm, nhà trường phát động tổ chức cho tập thể và cá nhân đăng ký danh hiệu thi đua để phấn đấu và làm cơ sở bình xét cuối năm.

Các tập thể và cá nhân đăng ký danh hiệu thi đua vào đầu năm học (tháng 9) để phấn đấu và làm cơ sở bình xét hàng tháng, quý, cuối năm học (tháng 5) để nhà trường lấy số liệu tổng hợp, đăng ký thi đua lên cấp Phòng, Huyện, Sở GD&ĐT ……, UBND tỉnh ………cho các tập thể cá nhân. Tập thể, cá nhân nào không đăng ký thi đua thì không xét tặng danh hiệu thi đua.

Điều 7. Tổ chức sơ kết, tổng kết phong trào, đánh giá kết qủa thi đua: Đối với đợt thi đua dài ngày phải tổ chức sơ kết vào giữa đợt để rút kinh nghiệm, kết thúc đợt thi đua phải tiến hành tổng kết đánh giá kết quả, lựa chọn công khai để khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua.

Điều 8. Nguyên tắc xét thi đua, khen thưởng.

1. Việc xét tặng các danh hiệu thi đua, khen thưởng thường xuyên hàng năm phải căn cứ vào biểu điểm thi đua của cá nhân trong từng tháng học kỳ và cả năm. Số điểm thi đua là kết quả tổng hợp đánh giá mức độ chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; mức độ hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn; tinh thần đoàn kết tương trợ phối hợp trong công tác; tham gia các phong trào thi đua; kết quả của việc học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện tu dưỡng về đạo đức lối sống và năng lực lãnh đạo, điều hành. Thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng lớn được khen thưởng mức cao hơn. Khi xét khen thưởng người đứng đầu tổ, khối mảng phụ trách phải căn cứ vào thành tích của tập thể do cá nhân đó lãnh đạo.

2. Căn cứ vào phong trào thi đua, các cá nhân, tập thể tham gia phong trào thi đua đều phải có đăng ký thi đua, xác định mục tiêu, chỉ tiêu thi đua.

3. Bình xét công khai, chính xác, bảo đảm khen thưởng kịp thời, đúng người, đúng thành tích.

4. Các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng thường xuyên được bình xét vào cuối năm học. Các hình thức khen thưởng đột xuất được bình xét sau mỗi đợt thi đua hoặc sau khi phát sinh hành động, việc làm xứng đáng được khen thưởng kịp thời.

Điều 9. Trách nhiệm Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trường Mầm non ………………

1. Xem xét, thẩm định, bình xét, đề xuất các hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua.

2. Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn phong trào thi đua nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác hàng tháng, quý, năm.

3. Hướng dẫn, tổ chức việc triển khai các chủ trương, chính sách về thi đua, khen thưởng của cấp trên.

4. Tham mưu giúp Ban Giám hiệu nhà trường sơ, tổng kết các phong trào thi đua; đúc rút, phổ biến kinh nghiệm và nhân rộng phong trào thi đua, các điển hình tiến tiến trong toàn trường.

CHƯƠNG II

DANH HIỆU THI ĐUA VÀ TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA

Điều 10. Danh hiệu thi đua.

1. Danh hiệu thi đua cá nhân gồm:

a. Lao động tiên tiến

b. Chiến sĩ thi đua cơ sở

c. Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh – Bằng khen của UBND tỉnh.

d. Chiến sĩ thi đua toàn quốc

2. Danh hiệu thi đua đối với tập thể gồm:

a. Tập thể lao động tiên tiến

b. Tập thể lao động xuất sắc

c. Bằng khen của UBND tỉnh.

d. Cờ thi đua của UBND tỉnh

đ. Cờ thi đua của Bộ GD&ĐT

Điều 11. Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua đối với cá nhân.

1. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”: được xét tặng hàng năm cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013 ngoài ra phải đạt một số tiêu chí sau:

a. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

b. Tích cực học tập chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

c. Không vi phạm pháp luật về an toàn giao thông.

d. Không xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” đối với một trong các trường hợp: Mới tuyển dụng dưới 10 tháng; nghỉ từ 40 ngày làm việc trở lên; bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên; Vi pham kế hoạch hóa gia đình được quy định tại Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số.

2. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét hàng năm cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP, và có các tiêu chuẩn sau:

a. Đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”.

b. Thực hiện tốt cuộc vận động của ngành và cuộc vận động học tập làm theo tư tưởng, tấm gương, phong cách Hồ Chí Minh.

c. Không vi phạm pháp luật về an toàn giao thông.

3. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh:

– Tiêu chuẩn 1: Có 3 lần liên tục đạt danh hiệu CSTĐ cơ sở.

– Tiêu chuẩn 2: Là cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân 3 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được tập thể suy tôn.

+ Đối với giáo viên: Có hiệu quả đào tạo nâng cao chất lượng từ thấp lên bậc cao hơn (nhiều học sinh xếp loại học lực giỏi, nhiều học sinh giỏi đạt giải). Sẵn sàng dạy có hiệu quả những giờ minh hoạ, giờ mẫu cho các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học trong phạm vi toàn trường.

+ Đối với CBQL và các đối tượng khác (cán bộ nhân viên hành chính): Công tác mình phụ trách có hiệu quả cao, vượt trội, hoặc có mặt công tác thật sự xuất sắc. Nếu là hiệu trưởng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị đề nghị xét công nhận chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, nhất thiết năm đề nghị, đơn vị phải đạt danh hiệu tập thể Lao động xuất sắc.

– Tiêu chuẩn 3: Được ít nhất 3/4 số thành viên Hội đồng thi đua cấp trường, ngành giới thiệu.

* Những trường hợp cá nhân không được bình xét danh hiệu “chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” khi đơn vị không đạt các xếp loại đánh giá sau:

+ Cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng) khi đơn vị không đạt danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”;

+ Chủ tịch Công đoàn khi Công đoàn không đạt “Vững mạnh Xuất sắc”;

+ Bí thư Chi bộ khi Chi bộ không đạt “Trong sạch Vững mạnh”;

4. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được xét hàng năm cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 21 và 22 Luật Thi đua, Khen thưởng; khoản 1 Điều 15 và khoản 1 Điều 3 Nghị định số 65/2014/NĐ-CP và hướng dẫn tại khoản 2, Điều 4 Thông tư số 07/2014/TT-BNV.

CHƯƠNG III

HÌNH THỨC, ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG

Điều 12. Tiêu chuẩn huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước, Kỷ niệm chương tặng cho các tập thể và cá nhân thực hiện theo quy định tại chương III, Luật Thi đua-Khen thưởng và chương III, Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua-Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua-Khen thưởng.

Điều 13. Những tập thể và cá nhân được xét để đề nghị tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo nếu đạt các tiêu chuẩn sau:

1. Đối với cá nhân:

a. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt 2 lần liên tục danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc những cá nhân lập được thành tích xuất sắc được bình xét trong các đợt thi đua theo đợt, theo chuyên đề do tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phát động.

b. Có phẩm chất đạo đức tốt; đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

c. Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Thực hiện xuất sắc các cuộc vận động của ngành và học tập làm theo tư tưởng, tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh.

2. Đối với tập thể:

a. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt 2 lần liên tục danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” hoặc những tập thể lập được thành tích xuất sắc được bình xét trong các đợt thi đua theo đợt, theo chuyên đề do Bộ, ngành hoặc tỉnh phát động.

b. Nội bộ đoàn kết, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua.

c. Nội bộ đoàn kết, bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần trong tập thể, đi đầu trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác;

d. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với mọi thành viên trong tập thể.

e. Tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh. Đoàn thể vững mạnh, xuất sắc.

3. Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo còn được xét và đề nghị khen tặng cho tập thể hoặc cá nhân lập được thành tích đột xuất.

CHƯƠNG IV

BIỂU ĐIỂM THI ĐUA VÀ PHƯƠNG PHÁP CHẤM ĐIỂM

Điều 14. Để giúp việc đánh giá xếp loại thi đua bảo đảm chính xác, khách quan, công bằng và sát thực tế, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, Hội đồng thi đua-khen thưởng đơn vị xây dựng biểu điểm thi đua cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại đơn vị.

Điều 15. Phương pháp chấm điểm thi đua.

1. Đối với các đơn vị trường học, khối thi đua chấm theo biểu điểm của khối thi đua thống nhất bao gồm 06 mục, mỗi mục trong biểu điểm đều được lượng hóa thành điểm; các tổ căn cứ theo nhiệm vụ của nhà trường, mức độ hoàn thành để chấm điểm cho mỗi cột điểm trong biểu điểm theo quy định (Có biểu điểm đính kèm).

Điều 16. Cán bộ, công chức, viên chức trong một năm nghỉ làm việc từ 40 ngày trở lên theo chế độ làm việc, thì không thuộc diện xem xét, bình bầu các danh hiệu thi đua.

Điều 17. Điểm thưởng. Điểm thưởng do Hội đồng Thi đua-Khen thưởng của Trường chấm trên cơ sở nhận xét, đánh giá của các tổ chức đoàn thể (Công đoàn) và các bộ phận Chuyên môn nghiệp vụ về quá trình đóng góp trong các hoạt động phong trào của tập thể Trường và cá nhân cho thành tích của Trường.

CHƯƠNG V

QUY TRÌNH CHẤM ĐIỂM VÀ ĐÁNH GIÁ, BÌNH XÉT THI ĐUA

Điều 18. Quy trình đánh giá:

– Các tổ bình xét, xếp loại thi đua theo từng tháng (kỳ), đánh giá những mặt mạnh, yếu của từng cá nhân và tổ, qua đó sơ bộ đánh giá thi đua của các cá nhân và tổ, lớp (chú ý bám sát các chỉ tiêu thi đua đã đăng ký từ đầu năm). Tuyên dương những tấm gương tốt, nhắc nhở động viên, điều chỉnh những cá nhân chưa hoàn thành nhiệm vụ.

– Cuối năm học, các tổ tổng kết thi đua. Hội đồng Thi đua, khen thưởng của trường tổ chức bình xét các danh hiệu cá nhân và tập thể theo tinh thần công khai, dân chủ trên cơ sở đối chiếu với chỉ tiêu đã đăng ký từ đầu năm với các kết quả cụ thể đã đạt được.

– Hoàn tất các thủ tục, hồ sơ thi đua nộp cấp trên để xét duyệt, công nhận.

Hồ sơ gồm: Biên bản họp của cơ quan, đơn vị; Biên bản họp Hội đồng thi đua khen thưởng tại đơn vị; Tờ trình và danh sách đề nghị các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; Báo cáo tóm tắt và báo cáo thành tích của các trường hợp tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng.

Điều 19. Trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể.

Hàng năm, trước ngày 20/5 tổ chức Công đoàn phải có đánh giá, nhận xét việc tham gia các hoạt động, phong trào gửi về cho Hội đồng thi đua-khen thưởng của Trường.

CHƯƠNG VI

CÁC TIÊU CHÍ – BIỂU ĐIỂM

Tiêu chí

Nội dung

Số điểm

tối đa

60 chia trung bình

Số điểm

tự chấm

Số điểm chấm của HĐTĐ

Ghi chú

1. Phẩm chất đạo đức, lối sống

– Phẩm chất, đạo đức tốt, trung thực, giản dị, khiêm tốn

– Kỹ năng giao tiếp ứng xử với thủ trưởng, cấp trên, đồng nghiệp, phụ huynh, nhân dân, học sinh, khách đến trường, nơi cư trú

– Thái độ phục vụ chăm sóc giáo dục trẻ, công bằng với trẻ, với thủ trưởng, cấp trên, đồng nghiệp, phụ huynh, nhân dân, học sinh, khách đến trường, nơi cư trú

10

2. Chất lượng điều tra phổ cập

– Điều tra vào phiếu, thống kê số liệu điều tra, số liệu huy động số liệu trẻ đến, đi, nghèo, cận nghèo, khuyết tật, khó khăn, mồ côi, số liệu nam nữ, tỉ lệ huy động chính xác

10

3. Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng

– Vệ sinh lớp học, đồ dùng dạy học, công trình vệ sinh, phòng ngủ, kho chứa, bếp ăn, phòng làm việc

– Khám sức khỏe, vào kênh biểu đồ đúng, chính xác

– Quản lý trong giờ hành chính:

+ Mùa hè: sáng cô A 6h30, chiều 13h30; cô B 6h 45 chiều 14h

+ Mùa đông: sáng cô A 6h45, chiều 13h30; cô B 7h15 chiều 14h

– Báo xuất ăn chính xác BGH kiểm tra, mua, giao nhận thực phẩm đủ số lượng, số tiền, xuất ăn

10

4. Chất lượng giáo dục

– Giáo án đầy đủ, đúng hạn (trước 1 tuần)

– Tiết dạy, các hoạt động dự đạt khá trở lên

– Thời khóa biểu (có dạy đúng, đủ các hoạt động trong ngày)

– Trang trí, sắp xếp lớp đúng chủ đề, chủ điểm

– Ứng dụng CNTT vào bài dạy

10

5. Phong trào thi đua

– Phong trào của lớp

– Phong trào của Tổ + Trường

-Phong trào Phòng GD, Huyện

10

6. Chất lượng hồ sơ

– Đầy đủ, sạch sẽ khoa học

– Hoàn thành đúng thời gian quy định: ngày 25 – 28 hàng tháng

– Hồ sơ nuôi, dạy, phổ cập, y tế, tài chính, văn thư, CNTT…)

– Hoàn thành các loại báo cáo đúng thời gian quy định.

10

Tổng

60

– Lấy số điểm tổng chia trung bình làm điểm bình xét

– Căn cứ số điểm bình quân để đánh giá công chức, viên chức hợp đồng 68 hàng tháng.

* Ghi chú:

– Xếp loại Xuất sắc: 100% các chỉ số phải đạt từ 9 điểm đến 10 điểm (được HĐTĐKT đánh giá).

– Xếp loại Tốt: 100% các chỉ số phải đạt từ 8 điểm trở lên (được HĐTĐKT đánh giá).

– Xếp loại Khá: 100% các chỉ số phải đạt từ 7 điểm đến 8 điểm.

– Xếp loại Trung bình: các chỉ số đạt từ 5 điểm đến 6 điểm.

– Xếp loại Yếu: các chỉ số đạt dưới 5 điểm.

* Quy định chung của đơn vị:

– Bố mẹ, chồng, con qua đời: Nghỉ 03 ngày.

– Lấy chồng (trước, trong và sau cưới): Nghỉ 03 ngày.

– Đám cưới con: Nghỉ 02 ngày.

– Đám cưới anh (chị, em) ruột: Nghỉ 01 ngày.

– Cá nhân ốm: + Nghỉ không quá 02 ngày.

+ Nghỉ 03 ngày phải có giấy của bệnh viện.

– Bố mẹ, chồng, con dưới 6 tuổi ốm nặng đi viện: Nghỉ 01 ngày.

– Ông bà, anh em, cô bác ruột của vợ hoặc chồng qua đời: Nghỉ 01 ngày.

– Giỗ bố mẹ, chồng, (vợ), con nghỉ ½ ngày.

– Trong các trường hợp trên nếu nghỉ quá số ngày quy định sẽ bị trừ bậc thi đua của tháng và nhiều tháng sẽ trừ thi đua của năm.

– Một tháng nếu nghỉ quá 01 ngày làm việc với lý do không trùng lặp với các quy định trên sẽ hạ bậc thi đua.

– Trong một năm nghỉ quá 7 ngày làm việc theo quy định sẽ bị trừ thi đua.

– Trong trường hợp nhà trường tổ chức làm việc vào ngày nghỉ của giáo viên thì sẽ tính trừ số ngày nghỉ trong năm của giáo viên.

CHƯƠNG VII

QUỸ THI ĐUA KHEN THƯỞNG

Điều 20. Quỹ thi đua khen thưởng.

Lập quỹ thi đua khen thưởng của trường theo quy định tại Điều 5, Nghị định 42/2010/NĐ-CP.

Điều 21. Chế độ khen thưởng.

Cá nhân, tập thể ngoài việc được tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đều kèm theo một khoản tiền thưởng theo quy định tại Nghị định 42/2010/NĐ-CP.

Đối với hình thức tặng Giấy khen thì tiền thưởng kèm theo do đơn vị quản lý ngân sách chi.

CHƯƠNG VII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 22. Cán bộ, viên chức, giáo viên và nhân viên có trách nhiệm thi hành Quy chế này.

Điều 23. Ban Giám hiệu nhà trường có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể trong đơn vị duy trì thường xuyên các phong trào thi đua trong đơn vị. Phát hiện kịp thời các đối tượng có thành tích xuất sắc để đề nghị khen thưởng.

Điều 24. Trong quá trình thực hiện, tùy theo tình hình thực tế hoặc yêu cầu công tác, Quy chế này có thể được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./

Trên đây là mẫu quy chế thi đua khen thưởng mầm non Thiquocgia.vn đã chia sẻ đến các bạn. Ngoài ra hiên nay Bộ giáo dục đào tạo đã ban hành Thông tư 22/2018/TT-BGDĐT về hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục do Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ban hành. Các bạn có thể tham khảo nội dung chi tiết thông tư để nắm được những chỉ đạo công tác thi đua khen thưởng mới nhất.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm