Cán bộ công chứcHỏi đáp pháp luật

Quy trình một cuộc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đảng viên

Quy định mới nhất về kiểm tra đảng viên vi phạm
55

Quy định mới nhất về kiểm tra đảng viên vi phạm

Hơn bao giờ hết đảng viên luôn là một mục tiêu mà rất nhiều công chức, viên chức nhà nước hướng tới. Và khi đã là đảng viên rồi, một số người lại không biết trân trọng nó. Vậy quy trình một cuộc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đảng viên như thế nào? Bài viết này Hoatieu.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ.

1. Dấu hiệu vi phạm Đảng viên là gì?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Quy định số 1319-QĐ/UBKTTW năm 2013 Ban hành quy định về phát hiện, xác định dấu hiệu vi phạm, quyết định kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm như sau:

2- Dấu hiệu vi phạm là những hiện tượng, biểu hiện qua những thông tin, tài liệu, hiện vật cho thấy tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên không tuân theo, không làm hoặc làm trái các quy định của Đảng. Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội.

Như vậy, việc xác định đảng viên vi phạm hay không được nhận diện thông qua những dấu hiệu như trên.

2. Thẩm quyền kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm

Theo quy định tại mục 1.1.1 điểm 1.1 Khoản 1 Điều 30 Quyết định 30-QĐ/TW:

1.1.1- Chủ thể kiểm tra và giám sát

Chi bộ, đảng ủy bộ phận, ban thường vụ đảng ủy cơ sở, đảng ủy cơ sở; cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên; ủy ban kiểm tra; các ban đảng, văn phòng cấp ủy (gọi chung là các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy); ban cán sự đảng, đảng đoàn (chỉ là chủ thể kiểm tra).

Theo quy định tại điểm 1.3 Khoản 1 Điều 32 Quyết định 30-QĐ/TW:

ĐIỀU 32: Ủy ban kiểm tra các cấp có nhiệm vụ

* Điểm 1.3, Khoản 1: Thẩm quyền quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm

– Trong quá trình kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, nếu đối tượng kiểm tra bị tố cáo thì thường trực Ủy ban kiểm tra hoặc Ủy ban kiểm tra xem xét, quyết định kết hợp đưa nội dung tố cáo thành một nội dung kiểm tra bổ sung và báo cáo chung khi kết thúc kiểm tra (đối với kiểm tra chấp hành của ban thường vụ cấp ủy, cấp ủy cũng thực hiện tương tự như trên).

– Nội dung thông báo cho người tố cáo về kết quả giải quyết tố cáo được trích trong kết luận kiểm tra (chỉ những nội dung tố cáo đã được kết luận) của tổ chức đảng có thẩm quyền.

Như vậy, Ủy ban kiểm tra các cấp có thẩm quyền kiểm tra trong quá trình đảng viên có dấu hiệu vi phạm. Trước hết là cấp ủy viên cùng cấp, đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý; khi cần thiết thì kiểm tra đảng viên do tổ chức đảng cấp dưới quản lý. Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới (kể cả cách một hay nhiều cấp, như: Chi ủy, chi bộ, đảng ủy bộ phận trực thuộc đảng ủy cơ sở), nhưng trước hết là cấp dưới trực tiếp; khi kiểm tra tổ chức đảng có thể kết hợp kiểm tra đảng viên của tổ chức đảng đó.

Riêng chi bộ, chỉ có thẩm quyền kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đảng viên trong chi bộ về những nội dung nêu trong Hướng dẫn số 01-HD/UBKTTW.

Như vậy, thẩm quyền kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm thuộc về Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp và chi bộ đều có thẩm quyền kiểm tra.

Quy trình một cuộc kiểm tra đảng viên có dấu hiệu vi phạm

3. Công tác kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm

Căn cứ Quyết định số 465-QĐ/UBKTTU thì quy trình kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm như sau:

Bước 1: Chuẩn bị

Căn cứ kết quả nắm tình hình hoặc thông qua giám sát, phát hiện dấu hiệu vi phạm hoặc nhiệm vụ do Thường trực Ủy ban Kiểm tra giao, thành viên Ủy ban Kiểm tra phụ trách chuyên đề hoặc cán bộ được phân công báo cáo, đề xuất với Thường trực Ủy ban Kiểm tra về nội dung, đối tượng kiểm tra; dự thảo quyết định, kế hoạch và dự kiến thành viên đoàn kiểm tra.

Thành viên Uỷ ban Kiểm tra phụ trách chuyên đề hoặc cán bộ được phân công trình Thường trực Uỷ ban Kiểm tra ký, ban hành quyết định, kế hoạch kiểm tra.

Đoàn kiểm tra phân công nhiệm vụ cho các thành viên; xây dựng lịch kiểm tra; chuẩn bị các văn bản, tài liệu cần thiết phục vụ việc kiểm tra; xây dựng đề cương báo cáo giải trình đối với đảng viên được kiểm tra.

Bước 2: Tiến hành

Đoàn kiểm tra làm việc với đại diện tổ chức đảng có liên quan và đối tượng kiểm tra để triển khai quyết định kiểm tra, kế hoạch kiểm tra và lịch kiểm tra; yêu cầu đối tượng kiểm tra chuẩn bị báo cáo giải trình (bằng văn bản), cung cấp tài liệu cho đoàn kiểm tra, cử cán bộ phối hợp theo đề nghị của đoàn kiểm tra. Thành phần làm việc: Đoàn kiểm tra; đối tượng kiểm tra, đại diện tổ chức đảng có liên quan. Nếu cần bổ sung thành phần tham dự hội nghị thì trưởng đoàn kiểm tra quyết định.

Đoàn kiểm tra tiến hành thẩm tra, xác minh.

Các tổ chức đảng có liên quan tổ chức hội nghị. Nội dung: Đảng viên được kiểm tra báo cáo giải trình, kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật ; đoàn kiểm tra thông báo kết quả thẩm tra, xác minh bằng văn bản; hội nghị thảo luận và bỏ phiếu quyết định hình thức.

Bước 3: Kết thúc

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy xem xét, kết luận.

Đoàn kiểm tra hoàn chỉnh thông báo kết luận kiểm tra, quyết định kỷ luật hoặc báo cáo đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật trình Thường trực Ủy ban Kiểm tra ký, ban hành.

Đại diện Ủy ban Kiểm tra và Đoàn kiểm tra thông báo kết luận kiểm tra và công bố quyết định kỷ luật (nếu có) đến đảng viên được kiểm tra và tổ chức đảng có liên quan.

Đoàn kiểm tra họp rút kinh nghiệm; lập và nộp lưu trữ hồ sơ theo quy định. Trường hợp đảng viên được kiểm tra có vi phạm bị thi hành kỷ luật thì lưu riêng các văn bản liên quan đến nội dung xử lý kỷ luật vào hồ sơ xử lý kỷ luật.

Thành viên Ủy ban Kiểm tra phụ trách chuyên đề chỉ đạo phòng nghiệp vụ phụ trách lĩnh vực, địa bàn đôn đốc, giám sát việc chấp hành kết luận, quyết định của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy hoặc cấp trên.

4. Kiểm tra dấu hiệu vi phạm là như thế nào?

4.1 Kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm

Căn cứ Khoản 3 Điều 4 Quy định số 1319-QĐ/UBKTTW năm 2013 thì:

Khi có dấu hiệu vi phạm là thời điểm khi có những thông tin, tài liệu, hiện vật thu thập được đối chiếu với các quy định của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội mà đảng viên tham gia, có căn cứ cho thấy tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên đó không tuân theo, không làm hoặc làm trái một hoặc một số điều quy định của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội.

Bên cạnh đó, tại Khoản 6 Điều này cũng quy định như sau:

Quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng cấp dưới hoặc đảng viên là việc tổ chức đảng có thẩm quyền căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các quy định của Đảng, đề nghị của cán bộ kiểm tra hoặc đơn vị thuộc cơ quan Ủy ban kiểm tra để ban hành quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.

4.2 Xác định dấu hiệu vi phạm của đảng viên

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 Quy định số 1319-QĐ/UBKTTW năm 2013 thì xác định dấu hiệu vi phạm của đảng viên được định nghĩa như sau:

Xác định dấu hiệu vi phạm là việc tổ chức đảng có thẩm quyền căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quy định của Đảng về phân cấp quản lý cán bộ, các thông tin, tài liệu, hiện vật phản ảnh về dấu hiệu vi phạm đã thu thập, phát hiện được, thông qua các phương pháp nghiệp vụ kiểm tra để phân tích, sàng lọc, đánh giá, lựa chọn cụ thể, chính xác về đối tượng, nội dung có dấu hiệu vi phạm, xem xét, quyết định việc kiểm tra.

4.3 Người vi phạm kỷ luật có dấu hiệu gì?

Người vi phạm kỷ luật đảng viên có những dấu hiệu như sau:

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Quy trình kiểm tra Đảng viên có dấu hiệu vi phạm, Mẫu kế hoạch kiểm tra đảng viên có dấu hiệu vi phạm từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm